Skip to main content

Tách Biệt Khái Niệm Dân Chủ Và Tự Do

/Disclaimer/: Bài viết này của mình không nhằm định hướng hay cổ vũ một học thuyết bất kỳ nào. Bài viết chỉ nhằm đem đến một cuộc thảo luận rõ ràng hơn về khái niệm dân chủ trong thực tế. Hơn thế nữa, vì kiến thức của bản thân mình là có giới hạn, không chuyên sâu về quan hệ quốc tế nên có thể vẫn còn tồn tại những hạn chế trong cách lập luận và cách sử dụng từ. Vì vậy, mình rất cởi mở trong việc tiếp thu thêm những kiến thức và quan điểm khác nhau của các bạn. Mục đích của mình khi viết bài này là nhằm phục vụ và đem đến một quan điểm khác liên quan đến các công tác quản lý một tập thể, đây vốn là lĩnh vực mình đang và theo đuổi. 







Bài viết này sẽ thực sự có ích khi bạn cùng với mình suy nghĩ đến khái niệm dân chủ một cách thực sự nghiêm túc. Để bắt đầu mình muốn bạn bắt đầu suy nghĩ về câu hỏi này: "Dân chủ là gì?". Mình sẽ cho các bạn tầm 1 phút để bắt đầu suy nghĩ về định nghĩa các bạn về dân chủ này nhé!

/



Chưa được 1 phút mà, hãy nghĩ kỹ nào!

/



Bạn đã nghĩ kỹ chưa?



I) TÁCH BIỆT KHÁI NIỆM DÂN CHỦ VÀ TỰ DO?

Hết thời gian rồi nhỉ!? Vậy thì mình sẽ có một câu hỏi dành cho bạn nhé: 

"Theo bạn, một xã hội mà quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí bị hạn chế và người dân bị nghiêm cấm truy cập vào các nguồn thông tin chống đối chính quyền thì có được gọi là một nền xã hội dân chủ hay không?"


Nếu như bạn không đồng ý rằng đó là một nền xã hội dân chủ, thì chắc hẳn bạn sẽ đồng tình với ý kiến trái chiều rằng: "Một xã hội dân chủ là khi người dân có quyền tự do ngôn luận; nhà báo được tự do báo chí và các nguồn thông tin trái chiều sẽ được truy cập vậy thì: "Theo bạn nếu như bạn có tất cả các quyền tự do về ngôn luận;báo chí hay truy cập vào các nguồn thông tin chống đối chính quyền mà BẠN KHÔNG THỰC SỰ SUNG SƯỚNG VÀ HẠNH PHÚC KHI SỐNG TRONG XÃ HỘI ĐÓ, bạn có nghĩ đó là một nền xã hội dân chủ không?"


Đây là lúc các bạn bắt đầu nhận ra sự hiểu nhầm trong khái niệm dân chủ của chính bản thân mình. Chúng ta phần lớn sống trong một nền xã hội đầy những thông tin và chúng ta dễ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm Dân Chủ và Tự Do. Chúng mình luôn gắn liền hai thuật ngữ này với nhau và cho rằng nếu người dân không được Tự Do thì điều đó nghĩa là xã hội đó không có Dân Chủ.


Chúng ta trước giờ luôn quan niệm một xã hội dân chủ là một xã hội cho chúng ta quyền bầu cử; quyền tự do ngôn luận; quyền tự do báo chí;... nhưng theo như Abraham Lincoln giải thích đơn giản về khái niệm dân chủ, một xã hội dân chủ là một xã hội "Của dân-Do dân và Vì dân". Nếu như chúng mình không có những quyền tự do như đã nói trên nhưng tất cả người dân lại cảm thấy hạnh phúc và giàu sang, ấm no khi sinh sống trong xã hội đó thì đó không phải là một xã hội dân chủ sao?


Rõ ràng từ trước giờ, chúng ta đang đánh giá tính dân chủ của một quốc gia qua CÁCH LÀM hơn là đánh giá quốc gia đó qua KẾT QUẢ.


Mình đặt ra một giả thuyết, nếu như ở Triều Tiên, Kim Jong Un vẫn giữ cách làm hiện tại, hạn chế tất cả các quyền tiếp xúc với thế giới bên ngoài và bỏ qua các yếu tố như tẩy não, tuyên truyền,... mà người dân lại thực sự đang cảm thấy hạnh phúc và ấm no khi sinh sống dưới quyền của Kim thì liệu đó có được gọi là dân chủ không?


Vậy bạn định nghĩa rằng một xã hội Dân Chủ nên dựa trên CÁCH LÀM (Bỏ phiếu; Tự do ngôn luận; Tự do báo chí;...) hay nên dựa trên KẾT QUẢ (Người dân hạnh phúc; ấm no; hài lòng với chính quyền;...)

II) NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÁC NHAU TRONG VIỆC ĐỊNH NGHĨA DÂN CHỦ

/Một số liên hệ đến các học thuyết đạo đức mà mình được học trong môn Business Ethics./


Khái niệm dân chủ của phương Tây - gắn liền Tự Do và Dân Chủ vốn có lẽ bắt nguồn từ học thuyết đạo đức Virtue Ethics của Aristotle. Theo Virtue Ethics, đạo đức là khi một người được tự do hướng tới các lý tưởng sống của bản thân mình như trở thành người mình muốn trở thành, hiểu rõ được sứ mệnh mà mình muốn hướng tới. Chính trong khái niệm Virtue Ethics đã có tồn tại việc hướng tới lý tưởng sống của cá nhân mà xã hội dân chủ ở các nước phương Tây thường sẽ cho người dân sự Tự Do để có thể hướng tới những lý tưởng sống đó.


Trong khi ngược lại, một số nhà tư tưởng mà phương Tây gắn mác độc tài như Hitler, Tập Cận Bình, Kim Jong Un lại theo hệ lý thuyết đạo đức Utilitarianism (Học Thuyết Vị Lợi), khi gắn liền với quan niệm đạo đức là khi một nhà lãnh đạo sẵn sàng bỏ qua lợi ích của số ít để đem lại lợi ích cho số đông. Vì vậy, các bạn có thể thấy, đa phần những nhà lãnh đạo này thường sẽ có xu hướng hy sinh lợi ích của một nhóm dân tộc thiểu số ví dụ Hitler là người Do Thái, Tập Cận Bình có thể là người Duy Ngô Nhĩ,... và chính điều này đã trở thành chủ đề để các quốc gia phương Tây công kích. Tuy nhiên, do khác biệt trong hệ tư tưởng đạo đức mà những nhà lãnh đạo này lại thường định nghĩa khái niệm Dân Chủ tách biệt với việc Tự Do, và đây cũng chính là điểm dẫn đến sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Đông và Tây.


III) ENDING

Bài viết này được viết sau khi mình đọc được một quan điểm trên nghiencuuquocte, các bạn có thể coi thêm bài viết tại đây. Bài viết chỉ nhằm đưa ra sự đa dạng hơn trong định nghĩa về khái niệm dân chủ, không nhằm cổ vũ bất kỳ các quan điểm chính trị hay nền văn hóa nào. Còn bạn, bạn nghĩ bạn sẽ định nghĩa dân chủ dựa trên quan điểm nào?



FOLLOW ME 


follow me on twitter
follow me on instagram



follow me on facebook



Comments

Popular posts from this blog

To All The Girls I've Loved Before

  Warning : Cơm tró và đây là post tình yêu đầu tiên trên Blog của mình  Mình đã từng nghĩ rằng, mình không thể yêu ai được nữa: một phần vì mình còn tập trung vào công việc, một phần vì mình không còn muốn yêu ai từ sau mối tình trước. Mình từng tuyên bố rằng: "Gái gú là phù du. Mình không bao giờ để ai xen vào việc học tập của mình và việc làm tới năm mình 30 tuổi". Peer pressure mà!  Mình gặp Hồng Ân là cái duyên, chúng mình biết nhau cả năm trời nhưng ngại nói chuyện với nhau. Mãi tết năm 2022 thì mình mới được nói chuyện với Ân và cho tới sau tết thì mình mới bắt đầu có cảm tình với Hồng Ân và khi 1 trong 2 nói lời đó trước thì mình cũng đổ. Quen Hồng Ân rồi, mình mới bắt đầu yêu trở lại, cảm giác ghen tuông, giận dỗi, buồn rồi tha thứ mới bắt đầu quay lại với mình. Ừ - biết yêu! ^^. Mình nhớ rằng mình đã từng có cảm giác này với tình đầu nhưng càng về sau mình càng không còn cảm giác đó, do đó mình không còn biết cảm giác yêu. Nhưng tới Hồng Ân thì mình mới nhớ lại ...

Mình Viết Cho Năm 2021

  Mình không biết rằng năm 2021 liệu có tốt hơn 2020 không hay như mọi người hay đùa 2021=2020+1. Mình chỉ muốn nói rằng mình rất biết ơn Enactus IU và VietAbroader Club HCM vì những trải nghiệm trong khoảng bốn tháng qua. Mình là một đứa từng kiệm lời và luôn giữ miệng nhưng thực sự từ lúc tham gia hoạt động ngoại khóa mình đã cảm thấy vui hơn rất nhiều.  Đối với Enactus IU, mình cảm thấy các anh chị thực sự coi Enactus IU là một ngôi nhà. Tuy không phải thắm thiết giống như VietAbroader Club HCM nhưng các anh chị thực sự rất quan tâm các nhóc em mà mình là một trong số đó. Từ lúc vào, mình đã được các anh chị tặng cho tài liệu học mà thế hệ anh chị đã tích góp lại để cho các em. Bên cạnh đó, các anh chị cũng đăng ký miễn phí cho mình đi VSIC để được coi cách một chương trình build như thế nào, tuy nhiên vì mình có lịch thi sát nút với lúc chương trình tổ chức quá nên mình đã bỏ qua một cơ hội đáng tiếc. Thực sự Enactus IU rất tình cảm nhưng theo cách của một người lớn, tuy n...