Skip to main content

To All The Girls I've Loved Before


 


Warning: Cơm tró và đây là post tình yêu đầu tiên trên Blog của mình 


Mình đã từng nghĩ rằng, mình không thể yêu ai được nữa: một phần vì mình còn tập trung vào công việc, một phần vì mình không còn muốn yêu ai từ sau mối tình trước. Mình từng tuyên bố rằng: "Gái gú là phù du. Mình không bao giờ để ai xen vào việc học tập của mình và việc làm tới năm mình 30 tuổi". Peer pressure mà! 


Mình gặp Hồng Ân là cái duyên, chúng mình biết nhau cả năm trời nhưng ngại nói chuyện với nhau. Mãi tết năm 2022 thì mình mới được nói chuyện với Ân và cho tới sau tết thì mình mới bắt đầu có cảm tình với Hồng Ân và khi 1 trong 2 nói lời đó trước thì mình cũng đổ. Quen Hồng Ân rồi, mình mới bắt đầu yêu trở lại, cảm giác ghen tuông, giận dỗi, buồn rồi tha thứ mới bắt đầu quay lại với mình. Ừ - biết yêu! ^^. Mình nhớ rằng mình đã từng có cảm giác này với tình đầu nhưng càng về sau mình càng không còn cảm giác đó, do đó mình không còn biết cảm giác yêu. Nhưng tới Hồng Ân thì mình mới nhớ lại khoảnh khắc đó.


Mình gọi Ân là Ngọ và mình yêu Ngọ!

Người ta thường nói giai đoạn đầu là giai đoạn chúng ta tìm hiểu nhau và xây dựng cho nhau niềm tin và sự tin tưởng. Giai đoạn sau là giai đoạn mọi người tin tưởng lẫn nhau và không còn nhiều cảm giác ghen nữa. Nói thế này, thường các bạn sẽ ghen với tất cả người khác giới mà đối phương gặp trong thời gian đầu. Nhưng về sau khi bạn đã hiểu gu của đối phương thì bạn sẽ biết rằng ai là người mà bạn cần phải ghen. Thế nên dù trong thời gian đầu mình và Hồng Ân cãi nhau nhiều nhưng quay lại đầu đoạn này: "Mình gọi Ân là Ngọ và mình yêu Ngọ". Chúng mình như Lara và Peter trong To all the boys I've loved before, khi mới yêu cũng có ghen tuông với người xung quanh đối phương nhưng mình hy vọng một ngày nào đó chúng mình sẽ trở nên đẹp đôi như Lara và Peter vậy. 


Add thêm một xíu kiến thức khoa học cho bài này có chút kiến thức, mình đang viết bài này trong tâm trạng buồn. Và theo Kubler- Ross, con người ta sẽ trải qua 5 giai đoạn khi buồn:  


Chối Bỏ - Phẫn Nộ- Mặc Cả - Chán Nản - Chấp Nhận. Bài này được viết khi mình đang ở giai đoạn 4. Mình không biết sau bài này mình còn buồn hay không. Mình yêu Ngọ nhưng mình lại có một nút thắt chưa tháo gỡ được. Và lúc buồn, mình lướt Facebook thì mình gặp bài này: 


Khi Ân hỏi rằng "Nhìn bạn cũ, không hiểu sao mình chịu quen Ân". Mình chỉ muốn Ân biết rằng: "Đối với mình mỗi người đẹp theo một cách riêng, mình quen Ân vì Ân đẹp theo cách riêng của Hồng Ân mà thôi". Tụi mình cười! Dù có thể hiện giờ thật khó để mình nói với Ngọ nhưng mà đôi lúc mình không hoàn hảo trong tình yêu như người ta hay nói về nó. Chỉ có điều mình mong rằng chúng mình sẽ đi với nhau được mãi về sau.

 
Và một lần nữa, 
"Mình gọi Ân là Ngọ, và mình yêu Ngọ" 

FOLLOW ME 


follow me on twitter
follow me on instagram



follow me on facebook




Comments

Popular posts from this blog

Tách Biệt Khái Niệm Dân Chủ Và Tự Do

/Disclaimer/: Bài viết này của mình không nhằm định hướng hay cổ vũ một học thuyết bất kỳ nào. Bài viết chỉ nhằm đem đến một cuộc thảo luận rõ ràng hơn về khái niệm dân chủ trong thực tế. Hơn thế nữa, vì kiến thức của bản thân mình là có giới hạn, không chuyên sâu về quan hệ quốc tế nên có thể vẫn còn tồn tại những hạn chế trong cách lập luận và cách sử dụng từ. Vì vậy, mình rất cởi mở trong việc tiếp thu thêm những kiến thức và quan điểm khác nhau của các bạn. Mục đích của mình khi viết bài này là nhằm phục vụ và đem đến một quan điểm khác liên quan đến các công tác quản lý một tập thể, đây vốn là lĩnh vực mình đang và theo đuổi.  Bài viết này sẽ thực sự có ích khi bạn cùng với mình suy nghĩ đến khái niệm dân chủ một cách thực sự nghiêm túc. Để bắt đầu mình muốn bạn bắt đầu suy nghĩ về câu hỏi này: "Dân chủ là gì?". Mình sẽ cho các bạn tầm 1 phút để bắt đầu suy nghĩ về định nghĩa các bạn về dân chủ này nhé! / Chưa được 1 phút mà, hãy nghĩ kỹ nào! / Bạn đã nghĩ kỹ chưa? /  I)...

Bàn Về Nhật Bản Và Nhìn Lại Nước Ta

Dựa trên quan điểm cá nhân và góc nhìn của mình. Một trong những điểm độc đáo của Nhật Bản mà mình thấy hay và đáng học hỏi đó là ở văn hóa lâu dài của người Nhật. Mình không bàn về những văn hóa như lịch sự, thật thà hay trật tự, cái mình bàn về là tính lâu dài và duy trì trong văn hóa của người Nhật từ thưở dựng quốc. Người Nhật đã xây dựng văn hóa của họ từ lâu đời, họ hiểu một trong những quy luật cơ bản nhất của việc xâm lược thành công một quốc gia đó là tính chính danh- " Muốn xâm lược một quốc gia thành công, không phải vũ lực mà phải xâm lược được lòng dân ở đó". Đây là một trong những lời khuyên của Nicollò Machiavelli trong Quân Vương. Người Nhật vì thế đã xây dựng tính văn hóa lâu dài khiến cho nền văn hóa ở đây gần như không thể thay đổi trong chiến tranh khi xảy ra mâu thuẫn với các nước đế quốc và đó là một cơ sở khiến cho các đế quốc lo sợ ở nước Nhật. Có thể thấy trong lịch sử của nước Nhật, rất ít khi Nhật Bản xảy ra chiến tranh với các nước ngoại vì một phầ...