Dựa trên quan điểm cá nhân và góc nhìn của mình.
Một trong những điểm độc đáo của Nhật Bản mà mình thấy hay và đáng học hỏi đó là ở văn hóa lâu dài của người Nhật. Mình không bàn về những văn hóa như lịch sự, thật thà hay trật tự, cái mình bàn về là tính lâu dài và duy trì trong văn hóa của người Nhật từ thưở dựng quốc.
Người Nhật đã xây dựng văn hóa của họ từ lâu đời, họ hiểu một trong những quy luật cơ bản nhất của việc xâm lược thành công một quốc gia đó là tính chính danh- " Muốn xâm lược một quốc gia thành công, không phải vũ lực mà phải xâm lược được lòng dân ở đó". Đây là một trong những lời khuyên của Nicollò Machiavelli trong Quân Vương. Người Nhật vì thế đã xây dựng tính văn hóa lâu dài khiến cho nền văn hóa ở đây gần như không thể thay đổi trong chiến tranh khi xảy ra mâu thuẫn với các nước đế quốc và đó là một cơ sở khiến cho các đế quốc lo sợ ở nước Nhật. Có thể thấy trong lịch sử của nước Nhật, rất ít khi Nhật Bản xảy ra chiến tranh với các nước ngoại vì một phần Nhật nằm ở vị trí đảo quốc điều khiến cho họ có quyền quyết định rằng họ có tham gia vào vấn đề quốc tế hay không và một phần các dân tộc khi muốn xâm lược vùng đất này, đều phải lo sợ vì nếu như xâm lược mà không thu phục được lòng dân thì đến một ngày những kẻ xâm lược cũng sẽ mất vùng đất này.
Tính văn hóa của người Nhật không phải duy trì trong nước để giữ nước mà nó còn là một biện pháp để xâm lược, điều đó càng thấy qua quốc đảo Đài Loan- nơi từng là thuộc địa của người Nhật. Chúng ta đều biết chuyện gì đang xảy ra với Đài Loan, Hong Kong và Trung Quốc. Khi người Nhật tiếp cận vùng đất Đài Loan sau một thỏa hiệp bồi thường với Trung Quốc, họ đã đem nền văn hóa của họ lên vùng đất này: từ việc đem bóng chày lên Đài Loan, đem âm nhạc múa rối,tranh vẽ và văn học lên quốc đảo này, nó đã khiến cho nền văn hóa ở đây gần như có nét tương đồng với Nhật. Vì Đài Loan là một quốc đảo giống hệt Nhật, việc Trung Quốc sau đó có thể thuần hóa lại nền văn hóa ở đây là một điều khó có thể bởi lẽ: khi nằm ở ngoài đảo điều đó có nghĩa là sẽ không có đường biên giới chung với một quốc gia lục địa và điều này hạn chế được những người Hoa tản cư qua vùng đất Đài Loan này và thay đổi kết cấu văn hóa của Đài Loan một lần nữa. Nhật đã hiểu điều đó và họ hiểu rằng họ có thời hạn 50 năm nên họ không phải biến Đài Loan thành thuộc địa chỉ để khai thác tài nguyên trong thời gian ngắn hạn mà thay vào đó họ biến nơi đây có nền văn hóa lâu dài, họ đã thay đổi được nền văn hóa ở đây và kết quả là ảnh hưởng của nó kéo dài tới ngày nay, một điều đe dọa đến chủ quyền của Trung Quốc khi Nhật thực sự muốn sáp nhập với Đài Loan.
Điều này làm mình có một ý nghĩa với Trường Sa và Hoàng Sa của mình?
Nếu như không nhanh chóng lấy lại hai hòn đảo này, sớm muộn gì nó cũng sẽ thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Bằng một cách tương tự như Nhật Bản đã làm, nếu như Trung Quốc đem người của họ lên hòn đảo này, áp đặt những nền văn hóa lâu dài như Nhật Bản đã từng, khi đó người dân ở đây sẽ công nhận tính chính danh đó và chúng ta sẽ có khả năng mất đi vĩnh viễn hai quần đảo này. Trung Quốc đã mặc kệ Việt Nam kêu gào trên các diễn đàn quốc tế vì họ hiểu tính chất này, họ biết rằng qua thời gian họ có thể thuần phục được người dân nơi đây và đó là một thế khó đối với Việt Nam chúng ta.
Bên cạnh đó, mình nhận ra rằng nước ta là một nước đa dân tộc và như một người thầy mình đã nói: đối với các quốc gia càng đa dân tộc, thì cơ hội phát triển về kinh tế càng bị hạn chế. Mình nhận thấy khu vực Tây Nguyên đang đối diện với thực trạng này và một số nhóm phần tử đã bị lợi dụng việc xích mích với tộc Kinh cộng thêm việc lợi dụng về nhận thức hạn chế và có biên giới giáp với lãnh thổ của tộc người Khmer đã khiến cho nơi đây đang là điểm yếu nếu Trung Quốc thực sự muốn xâm lược Việt Nam ( mình sẽ nói vấn đề này khi mình thấy phù hợp). Tây Nguyên đã từng bị lợi dụng như vậy trong các cuộc bạo loạn ở Tây Nguyên chẳng hạn như ngày 02-02-2001, vụ người Thượng năm 2004.
Một số điều mình ngưỡng mộ ở Nhật Bản và một vài điều rút ra đối với dân tộc Việt Nam qua cuốn sách World Order của Henry Kissinger!
Theo cá nhân.
Comments
Post a Comment